Menu

Tin tức

Xe mượn có bị xử phạt về hành vi "không chính chủ" hay không?

Hiện nay dư luận đang lo lắng về vấn đề “xe chính chủ”, đặc biệt đến ngày 01/01/2017, Bộ Công An chỉ đạo Cảnh sát Giao Thông trên khắp tỉnh thành trong cả nước xử lý triệt để về hành vi nêu trên.

 

(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

 

Khái niệm “xe chính chủ” có nhiều phóng viên hiểu sai cho nên đưa thông tin không chính xác gây hoang mang lo lắng cho người điều khiển xe, người điều khiển phương tiện đang có tâm lý “sợ” bị phạt bởi vậy có nhiều trường hợp người điều khiển mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà cũng “né tránh” khi gặp cảnh sát giao thông.

Có nhiều người điều khiển phương tiện giao thông đang có sự nhầm lẫn và hiểu rằng “xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức nào chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình.

Để các bạn hiểu đúng và chính xác về vấn đề xe chính chủ, tạo tâm lý an tâm khi các bạn điều khiển phương tiện, Văn phòng Luật sư Uy Tín giải thích rõ hơn như thế nào là xe chính chủ để chúng ta tránh bị phạt oan khi gặp những anh cảnh sát giao thông gây khó dễ.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định xử phạt về hành vi đi xe không chính chủ. Chỉ có những hành vi mua bán, tặng cho, nhận thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn mà không chịu sang tên mới bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với người điều khiển xe gắn máy thì bị xử lý như sau: Điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016 nêu rõ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Đối với xe ô tô không chịu sang tên thì bị xử phạt như sau:. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

 

Chúng tôi khẳng định các bạn đọc thêm một lần nữa là chỉ có những hành vi “mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản” mà không chịu sang tên thì mới bị xử phạt, còn những hành vi mượn xe hợp pháp và người điều khiển phương tiện giao thông có bằng lái xe và mang theo giấy tờ xe hợp lệ thì không bị xử phạt về hành vi nêu trên.

Nếu có vấn đề thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Uy Tín để được tư vấn cụ thể hơn.

 

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ UY TÍN - Nơi đặt trọn niềm tin của bạn!