Lối đi chung và lối đi qua có điểm gì khác nhau?
Thứ nhất, lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.
Thứ hai, lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).
Thứ ba, lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).
b) Khái niệm về lối đi qua
Khác với lối đi chung, lối đi qua hiện đã được quy định trong luật, cụ thể là tại Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”
Như vậy, lối đi qua là lối đi trên bất động sản của người khác do chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản vây bọc thỏa thuận, hoặc theo bản án của Tòa án hay quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền.
2. Quyền liên quan với lối đi
a) Quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất đối với lối đi chung
Các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được sử dụng đất làm lối đi ra đường công cộng và việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến chủ sử dụng khác. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 178 BLDS 2015 thì các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được trổ cửa ra vào nhà, cửa sổ nhìn ra lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không ai được quyền sử dụng lối đi chung vào mục đích cho riêng mình và cản trở quyền sử dụng lối đi chung của người khác. Mặt khác, trong nhiều trường hợp không thể lấy quy định quyền về lối đi qua áp dụng để giải quyết tranh chấp về lối đi chung, mà phải áp dụng quy định giải quyết tranh chấp đất đai.
b) Quyền đối với bất động sản liền kề
Từ quy định tại Điều 245 BLDS 2015 về “Quyền đối với bất động sản liền kề”, ta có thể hiểu được một trong những quyền đối với bất động sản liền kề là quyền về lối đi qua. Do đó, theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015 về “Quyền về lối đi qua” thì người sử dụng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cho bất động sản hưởng quyền khi thực hiện quyền về lối đi chung (như phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền; trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Riêng đối với trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định nêu trên mà không có đền bù. Việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 256 BLDS 2015.
3. Tiêu chí phân biệt lối đi chung và lối đi qua
Tiêu chí |
Lối đi qua |
Lối đi chung |
Nguồn gốc |
- Do các bên thỏa thuận. - Do Tòa án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền quyết định nếu không thỏa thuận được. |
- Do các bên cắt một phần đất của mình để tạo thành lối đi chung. |
Trường hợp đền bù |
- Chủ bất động sản bị vây bọc phải đền bù cho chủ bất động sản vây bọc khi yêu cầu mở lối đi qua bất động sản của họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù. |
- Lối đi chung thường không có đền bù (do các bên góp đất tạo thành lối đi để sử dụng chung). |
Đất mở lối đi |
- Vị trí lối đi qua nằm trên bất động sản bị vây bọc (mở lối đi qua đất của người khác). - Đất mở lối đi là đất của người khác (chủ bất động sản vây bọc). |
- Do các bên thỏa thuận, nhưng thường là ranh giới thửa đất của các bên hoặc lối mòn đã sử dụng nhiều năm. |
Tính ràng buộc khi đăng ký |
- Phải đăng ký với cơ quan đăng ký đất đai để ghi vào sổ địa chính. + CSPL: Điểm 1 Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013. |
- Không bắt buộc phải đăng ký. - Nếu sử dụng nhiều năm mà tạo thành lối đi chung thì có thể được đo vẽ, thể hiện trong bản đồ địa chính. - Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề (tạo thành ranh giới khi tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp). |
Người hưởng quyền |
- Chủ bất động sản bị vây bọc (được hưởng quyền hạn chế đối với bất động sản của người khác). |
- Các bên đều được hưởng quyền vì là lối đi chung. |
Tóm lại, trong nhiều trường hợp, việc phân biệt lối đi chung và lối đi qua cũng giúp áp dụng đúng căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp lối đi nếu có phát sinh và giảm thiểu tranh chấp khi người dân hiểu rõ được hai thuật ngữ lối đi chung và lối đi qua.
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu pháp lý để giải quyết sự việc nêu trên, vui lòng liên hệ với Hãng Luật Uy Tín chúng tôi để tư vấn và đại diện tố tụng tham gia tranh chấp. Chúng tôi sẽ đưa ra phương án pháp lý tối ưu nhất.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ UY TÍN - Nơi đặt trọn niềm tin của bạn