Những trường hợp mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay bị kiện (Kỳ 1)
28/05/2016
Đặc biệt là từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường thì nhà và đất lại càng có giá, các giao dịch dân sự đối với loại tài sản này ngày càng nhiều. Cũng chính vì vậy, tranh chấp có xu hướng ngày càng tăng và thường có tính chất hết sức phức tạp và đây cũng là loại việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết với số lượng ngày càng lớn. Nguyên nhân nào vậy?
Kỳ 1: Đa dạng kiện tranh chấp nhà, đất
Thực tế cho thấy giá trị tài sản tranh chấp thường là rất lớn so với thu nhập của mỗi người và liên quan mật thiết đến kinh tế, đời sống nên giữa hai bên thường tranh chấp với nhau rất gay gắt, quyết liệt. Nguyên nhân dẫn đến tính chất phức tạp của loại việc này có nhiều, song chủ yếu bởi các lý do sau đây:
Đó là, văn bản của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về nhà, đất rất nhiều nhưng có lúc các văn bản này mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất. Mặt khác, trong từng thời điểm, từng giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước có những thay đổi rất cơ bản về đường lối, chính sách về quyền và nghĩa vụ của người có quyền sở hữu, sử dụng loại tài sản này, đặc biệt tài sản là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên mỗi khi có sự thay đổi lớn về chính sách và pháp luật đối với nhà, nhất là quyền sử dụng đất, Nhà nước không có các văn bản quy định rõ có giữ ổn định cho các quan hệ đã hình thành trong giai đoạn đó hay không (trừ các giao dịch về nhà ở sau này Nhà nước đã có một số văn bản). Trong khi thời điểm diễn ra giao dịch, thời điểm xuất hiện quan hệ pháp luật đó, với thời điểm diễn ra tranh chấp, thời điểm diễn ra việc xét xử là khác nhau, pháp luật quy định rất khác nhau.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực đất đai, quan hệ thừa kế mở ở thời điểm công dân chưa được thừa kế, chưa được mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng đến khi tranh chấp thì pháp luật đã cho phép mua bán, thừa kế có điều kiện, khi xét xử thì pháp luật đã quy định công dân được thừa kế, chuyển nhượng tương đối dễ dàng, bỏ nhiều quy định có tính hạn chế so với trước. Vậy phải áp dụng pháp luật như thế nào để vừa bảo đảm ổn định cuộc sống, bảo đảm công bằng, hợp tình, hợp lý là một vấn đề không đơn giản.
Ví dụ: Hai bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thời điểm những năm 1980 (khi đó Nhà nước cấm công dân mua bán…) hai bên đã thực hiện xong hợp đồng. Bên mua sau này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã xây nhà năm tầng, đang ăn ở ổn định. Đến khi có tranh chấp, Nhà nước đã cho phép công dân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì áp dụng pháp luật như thế nào?
Nếu theo các quy định thông thường thì giao dịch đã được thực hiện xong trước ngày văn bản pháp luật mới ra đời mà có tranh chấp xảy ra, thì áp dụng văn bản pháp luật có hiệu lực ở thời điểm giao dịch được thực hiện xong. Do đó, phải coi giao dịch đó là vô hiệu. Nếu vậy, đường lối này có thỏa đáng không?
Khi áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc sẽ dẫn đến xung đột giữa thực tiễn với pháp luật, không bảo đảm tính công bằng, yêu cầu ổn định quan hệ dân sự, cũng như cuộc sống của người dân. Còn nếu áp dụng sao cho mềm dẻo, thì mềm dẻo cỡ nào là hợp lý? (Vấn đề này tác giả đã đưa ra giải pháp và Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn. Độc giả quan tâm xin xem quyển “Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành, được tái bản vào cuối tháng 10 đầu tháng 11-2012).
Hơn nữa, do giá trị tài sản tranh chấp thường là rất lớn so với thu nhập của mỗi người và liên quan đến đời sống, sản xuất…, nên giữa hai bên thường tranh chấp với nhau rất gay gắt, quyết liệt… Chính vì tranh chấp phức tạp như vậy, dẫn đến có những vụ kiện đã trải qua nhiều cấp xét xử, nhưng một bên đương sự vẫn khiếu kiện tới nhiều cấp, nhiều ngành là mình bị xử oan, bị thiệt thòi, nhưng không được công lý bênh vực. Song, qua kiểm tra chứng cứ do các bên xuất trình, xem xét kết quả xét xử thì thấy thực tế người khiếu nại thực sự bị thua thiệt, nhưng về mặt pháp lý, lại không thể bênh vực cho họ được.
Ví dụ: A là chủ sở hữu nhà đất, A uỷ quyền cho B sử dụng, bảo quản. B đã đem bán nhà đất này cho C ở vào thời điểm giá nhà hạ. Khi A biết, đã kiện đề nghị huỷ hợp đồng mua bán giũa B và C. Sau khi Toà án xử huỷ bỏ hợp đồng này, đến khi thi hành án thì giá nhà đất lại tăng vọt, do đó số tiền mà C được nhận lại không thể mua được nhà. Vì thế, C khiếu nại cho rằng C là người mua bán ngay tình, là người bị lừa mà không được Tòa án công nhận hợp đồng mua bán v.v... Nhưng bình tĩnh nhìn nhận thì C cũng có một phần lỗi là không kiểm tra, xem xét kỹ giấy tờ nhà đất và các giấy tờ liên quan đến nhà đất, mới dẫn đến ký hợp đồng mua nhà đất với một người không có quyền định đoạt, không phải chủ sở hữu.
Qua thực tế xét xử cho thấy việc kiện tranh chấp nhà, đất rất đa dạng. Dưới đây xin nêu một số dạng hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay bị khởi kiện ra Toà án, việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn và thường đi đến kết cục là một bên (thường là bên mua) phải gánh chịu nhiều thiệt thòi khi hợp đồng không được công nhận. Một trong những loại hợp đồng đó là hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng trao đổi miệng, không lập văn bản. Thông thường giữa bên mua và bên bán có quan hệ huyết thống, hoặc là bạn bè thân thiết, tin cậy nhau, nên khi mua bán, giao tiền nhưng không làm giấy tờ và bên mua cứ thế dọn đến ở nhà, quản lý, sử dụng đất đó, hoặc nhờ chính người bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất quản lý hộ. Sau một thời gian mới xảy ra tranh chấp, một bên khai đã mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên khai chỉ cho ở nhờ, ở thuê, cho mượn v.v… Còn về số tiền giao cho nhau, một bên khai đó là tiền trả khi mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; bên kia chứng minh là tiền cho vay, hoặc là tiền trả khi thuê nhà, thuê quyền sử dụng… thậm chí có vụ một bên khẳng định họ không nhận một xu nào do bên kia đưa v.v… Trên thực tế, cũng có vụ hai bên mua bán xuất trình giấy tờ nhưng chỉ là giấy tờ do hai bên viết và ký với nhau, hoặc chỉ có một bên ký, không có nhân chứng, hoặc chứng thực của chính quyền, xác nhận của công chứng. Do đó, khi xảy ra tranh chấp việc giải quyết gặp vô vàn khó khăn, phức tạp…
(Kỳ sau: Tranh chấp phức tạp gây khó cho Tòa)
TIN TỨC LIÊN QUAN
29/07/2024
1. Khái niệm về lối đi chung và lối đi qua
a) Khái niệm về lối đi chung
Hiện nay, pháp luật không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung, nhưng lối đi chung có thể được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Khái niệm này đã tự hình thành từ ba cách hiểu phổ biến sau:
25/04/2023
Thứ nhất, tại Điều 6 Dự thảo năm 2022 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình có nêu “tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề”.
24/04/2023
Đương sự muốn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có thể đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thru tục tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tùy từng trường hợp mà lựa chọn thủ tục xem xét lại, trong phạm vi bài viết này chỉ giới hạn trong thủ tục giám đốc thẩm. Theo đó:
27/09/2017
Hiện nay trong thực tiễn có rất nhiều người dân không hiểu rõ các giấy tờ pháp lý để đánh giá vụ việc và nhận thức đầy đủ pháp luật để ký kết hợp đồng cho nên có nhiều trường hợp xảy ra là mặc dù hai bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng nhưng một trong hai bên cố tình không thực hiện hợp đồng hoặc muốn thực hiện nhưng vẫn không được dẫn đến xảy ra tranh chấp. Người thua thiệt thường yêu cầu Tòa án để tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng bị Tòa án bác đơn khởi kiện và tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì một lý do chung là giao dịch chưa đủ điều kiện để ký kết. Đặc biệt “hiện tượng” hợp đồng vô hiệu xảy ra rất nhiều đối với việc mua bán nhà đất.
20/07/2017
Hiện nay CSGT các địa phương căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã xử phạt người điều khiển phương tiện không mang theo giấy đăng ký xe bản chính trong thời gian qua. Bên cạnh đó, quy định về giao dịch bảo đảm cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cho vay thế chấp đối với phương tiện không được giữ đăng ký xe bản chính.
04/11/2016
Hiện nay, quy định về chế độ hưu trí đối với người lao động theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 đã có sự thay đổi rất nhiều về điều kiện, cách tính và mức hưởng lương hưu bởi vậy Văn phòng Luật sư Uy Tín tóm tắt lại quyền lợi của người lao động về chế độ hưu trí để người lao động nắm rõ và đảm bảo được quyền lợi của bản thân mình.
03/11/2016
Ngày nào chúng ta cũng điều khiển phương tiện giao thông tuy nhiên ít người nào nắm rõ được quy trình và căn cứ xử phạt của Cảnh sát Giao Thông đường bộ bởi vậy có nhiều trường hợp người điều khiển bị phạt oan mà không biết phản biện ra sao bởi vậy Văn phòng Luật sư Uy Tín nêu rõ quy trình dừng và xử lý của Cảnh sát Giao Thông.
Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn không bị mất tiền oan uổng.
27/10/2016
Theo hướng dẫn của TANDTC thì hiện nay, Tòa án không thụ lý giải quyết yêu cầu buộc người chiếm giữ trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì đây không phải là giấy tờ có giá theo quy định. Tuy nhiên, từ 1/1/2017 tới đây, người dân khởi kiện những tranh chấp dạng này sẽ được Tòa án thụ lý, giải quyết.
28/05/2016
Câu hỏi
Vợ chồng tôi kết hôn được gần 04 năm, đã có một con chung 5 tuổi, nay chúng tôi đang làm thủ tục xin ly hôn; chồng tôi không thừa nhận cháu bé là con của mình vì cho rằng cháu bé sinh ra trước khi chúng tôi kết hôn nên từ chối việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Xin Ban biên tập cho tôi hỏi việc chồng tôi không thừa nhận con và không nhất trí cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được tòa án chấp nhận không?
28/05/2016
(Luatnamthanh.com) – Sau khi vụ án của quý vị đã được xét xử với kết quả thua kiện, nếu quý vị cho rằng việc xét xử chưa đúng, “có vấn đề” hoặc chưa “khẩu phục tâm phục”, thì việc gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm có thể xem là một phương cách tốt và có thể sẽ mở ra một cơ hội để xem xét, xét xử lại vụ án của mình.
28/05/2016
Câu hỏi
Chị gái tôi là chị Nguyễn thị T. làm việc ở công ty có vốn 100% nước ngoài, chị đã làm việc được 7 năm, HĐLĐ không xác định thời hạn, nhưng đến ngày 25/06/2013 chị bị công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ mà không rõ nguyên nhân vi phạm. Xin Ban biên tập cho tôi hỏi, công ty ra quyết định như thế là đúng hay sai? Quyền và lợi ích của chị tôi. được đảm bảo như thế nào?
28/05/2016
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật hình sự sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp luật tố tụng hình sự.
28/05/2016
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án;
+ Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự);
+ Những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động.
28/05/2016
I - Đối tượng đóng:
Là công dân Việt Nam, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ.
- Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng BHXH trở lên có nhu cần đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tuất.
28/05/2016
1. Đối tượng và mức đóng:
a. Đối tượng đóng: Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc cư trú (thường trú hoặc tạm trú) trên địa bàn thành phố được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật BHYT.
b. Mức đóng: Mức đóng BHYT tự nguyện hàng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung, khi Nhà nước quy định tỷ lệ đóng hoặc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu thì mức đóng được điều chỉnh tương ứng.
28/05/2016
I - Đối tượng đóng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
28/05/2016
Câu hỏi
Ông H được thuê làm Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P và ông H là em ruột Chủ tịch Công ty P. Sau khi được thuê làm Tổng giám đốc ông H ký kết hợp đồng vay vốn với Ngân hàng M nhưng lại không nhân danh Công ty P mà nhân danh chính bản thân mình. Vậy việc thuê ông H làm Tổng giám đốc Công ty P có hợp pháp không? Việc ông H ký kết hợp đồng vay vốn với Công ty M là đúng hay sai?
28/05/2016
I - Điều kiện được hưởng:
- Người lao động đóng BHXH đủ 20 năm trở lên và có một trong những điều kiện sau: - Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi;
- Nam đủ 55, nữ đủ 50 tuổi và có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số > 0,7;
- Nam đủ 50, nữ đủ 45 tuổi suy giảm khả năng lao động > 61% (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
- Không kể tuổi đời, suy giảm khả năng lao động > 61%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (hưởng lương hưu với mức thấp hơn);
28/05/2016
Câu hỏi
Trường hợp UBND ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà, công dân kiện quyết định cưỡng chế và yêu cầu bồi thường thiệt hại (thực tế quyết định cưỡng chế đã được thi hành). Tại phiên tòa UBND rút quyết định cưỡng chế. Trường hợp người khởi kiện không rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án xử như thế nào? Nếu Tòa án bác yêu cầu khởi kiện (vì đối đượng khởi kiện không còn) thì yêu cầu bồi thường thiệt hại giải quyết như thế nào (vì trên thực tế thiệt hại đã xảy ra)?
28/05/2016
Câu hỏi
Ông X là Chủ tịch UBND huyện H. Do có quyết định hành chính (xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế) bị khởi kiện. Ông X có giấy ủy quyền cho ông P là Phó Chánh Thanh tra huyện đại diện cho Chủ tịch UBND huyện tham gia tố tụng. Có ý kiến cho rằng Luật tố tụng hành chính không cho phép ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra. Tòa án xử lý trường hợp này như thế nào?
28/05/2016
I- Điều kiện hưởng:
- Bản thân ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
- Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của cơ sở y tế.
* Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
28/05/2016
Câu hỏi
Ở địa phương tôi có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sau đó họ tự ý bỏ trốn ra ngoài làm việc khi chưa hết thời hạn của hợp đồng hoặc tìm cách trốn sang nước khác để làm việc với mức thu nhập cao hơn làm ảnh hưởng đến uy tín của những người lao động khác. Xin Ban biên tập cho biết, những hành vi vi phạm trên có bị xử lý hình sự không?
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn hộ tịch.
Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú:
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn Phòng luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Khi ly hôn vấn đề tranh chấp tài sản giữa vợ chồng luôn là vấn đề phức tạp. Pháp luật quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và cách chia tài sản khi ly hôn cụ thể như sau:
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Khi ly hôn vấn đề tranh chấp tài sản giữa vợ chồng luôn là vấn đề phức tạp. Pháp luật quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và cách chia tài sản khi ly hôn cụ thể như sau:
28/05/2016
Câu hỏi
Ba mẹ tôi có một căn nhà. Năm 1998 ba tôi mất. Theo qui định của pháp luật, căn nhà trên sẽ chia làm hai phần bằng nhau, một phần là của mẹ tôi, phần còn lại chia đều cho mẹ tôi, anh tôi, tôi, em tôi và bà nội tôi. Xin cho hỏi nếu sau này bà nội tôi mất thì các con của bà nội tôi (các cô các chú của tôi ) có được hưởng phần tài sản mà bà nội tôi được thừa kế từ ba tôi không?
28/05/2016
Câu hỏi
Do có mâu thuẫn với các anh tôi nên trước khi chết bố tôi có để lại toàn bộ tài sản thừa kế là một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho tôi nhưng việc thừa kế này sẽ gây ra sự chia rẽ, sứt mẻ tình cảm anh em trong nhà nên tôi không muốn nhận. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố tôi để lại hay không?
28/05/2016
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng Luật sư Nam Thanh nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn thủ tục thị thực định cư Úc theo diện kết hôn, đính hôn, sống chung không có hôn thú.
Thông tin tổng quát về định cư theo diện kết hôn/Đính hôn/Sống chung không có hôn thú
Chính phủ Úc hiện đang củng cố các chính sách về bảo lãnh trẻ em xin thị thực đi Úc bởi vì Chính phủ xem sự an toàn của trẻ là tối cần thiết. Chính phủ muốn đảm bảo rằng trẻ em xin đi Úc theo diện thị thực Kết hôn/Đính hôn/Sống chung không có hôn thú hoặc diện Cha mẹ bảo lãnh con được bảo vệ khỏi những người bảo lãnh có tiền án/tiền sự liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em hoặc các tội danh nghiêm trọng khác cho thấy họ có thể gây nguy hại đáng kể cho trẻ thuộc quyền chăm sóc của họ.
28/05/2016
► Điểm tin văn bản pháp quy mới ban hành
- Trai 18 tuổi sẽ được lấy vợ: Bộ Tư pháp cho rằng, hạ độ tuổi kết hôn của nam xuống 18 bằng với nữ để đảm bảo bình đẳng. Mặt khác thể chất, trí tuệ người Việt ngày nay đã được nâng cao.
- 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế: Theo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành, trong đó có 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế.
28/05/2016
Sau 12 năm đi vào cuộc sống, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập. Một trong những nội dung được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến trong việc sửa đổi Luật HNGĐ năm 2000 tại Phiên họp lần thứ nhất Tổ biên tập Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HNGĐ là vấn đề kết hôn cùng giới tính. Ngoài ra, việc hạ độ tuổi kết hôn cũng được đặt ra. Tuổi được kết hôn có thể nữ là 16 hoặc 17, nam 18 tuổi.
28/05/2016
Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
28/05/2016
Sau 5 năm Bảo hiểm thất nghiệp đi vào đời sống: chỉ 1/7 người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
Con số báo động
Theo thống kê, đến hết tháng 9.2013, cả nước có khoảng 1,3 triệu lượt người đăng ký thất nghiệp. Số NLĐ thất nghiệp tập trung chủ yếu ở các thành phố như: TPHCM khoảng 30%; Bình Dương 20%; Đồng Nai 10%... Theo BHXH Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 8,3 triệu NLĐ tham gia đóng BHTN. Như vậy, với 1,3 triệu/8,3 triệu NLĐ đăng ký thất nghiệp thì tỉ lệ 1/7 số NLĐ thất nghiệp được đăng ký BHTN là con số đáng báo động cho thị trường LĐ.
28/05/2016
Sáng 25-9, tại Hà Nội, tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ sáu, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009 - 2012 và thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
28/05/2016
Về căn cứ ly hôn quy định còn quá chung chung và trừu tượng dẫn đến hiểu và áp dụng lại phụ thuộc nhiều vào nhận thức, đánh giá của Thẩm phán.
Do đó, nếu có thể, nên cụ thể hóa Điều 89 cho dễ vận dụng hơn, như quy định rõ thế nào được coi là “Tình trạng trầm trọng…”, “Mục đích hôn nhân không đạt được”, với các tiêu chí cụ thể.
28/05/2016
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 2013, Nhật Bản với mục đích tăng cường phát triển giao lưu hơn nữa với Việt Nam, sẽ triển khai cấp visa nhiều lần thời gian lưu trú ngắn hạn cho đối tượng là công dân Việt Nam. Thông tin cụ thể về đối tượng cấp visa nhiều lần thời gian lưu trú ngắn hạn và các giấy tờ cần thiết phải nộp khi đăng kí xin cấp visa được hướng dẫn như dưới đây.
28/05/2016
Câu hỏi
Gần đây diễn ra rất nhiều tình trạng khủng bố qua tin nhắn điện thoại. Tôi hiện nay cũng là nạn nhân của tình trạng này. Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ trong gia đình mà tôi bị một người em cùng cha khác mẹ liên tục nhắn tin sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí còn đe dọa sẽ thuê người hành hung. Từ khi nhận được những tin nhắn khủng bố, tôi luôn phải sống trong tâm trạng căng thẳng, mất ăn, mất ngủ và không yên tâm làm việc. Tôi vô cùng bức xúc và lo lắng, tôi muốn biết pháp luật nước ta quy định như thế nào về những trường hợp này.
28/05/2016
Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.