Giờ làm việc: Sáng 08h00 - 12h00; Chiều 13h30 - 17h30
Xử lý đối với vật, tài sản là công cụ, phương tiện phạm tội và do phạm tội mà có
Xử lý đối với vật, tài sản là công cụ, phương tiện phạm tội và do phạm tội mà có

Xử lý đối với vật, tài sản là công cụ, phương tiện phạm tội và do phạm tội mà có

28/05/2016
Việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 76 BLTTHS hiện hành. Trước đó, việc xử lý vật chứng được quy định tại Điều 58 BLTTHS và Thông tư Liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BTC ngày 24/10/1998. Cho đến nay, dù đã có BLTTHS mới nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn thêm về việc xử lý vật chứng. Qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu các quy định của Điều 74, Điều 76 BLTTHS, chúng tôi phát hiện thấy có vấn đề còn bất cập trong quy định của điều luật cũng như có vướng mắc cần phải có hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin được trao đổi với các đồng nghiệp và bạn đọc trong vấn đề xử lý vật chứng là tài sản do phạm tội mà có và vật chứng trong trường hợp có tranh chấp về quyền sỡ hữu thông qua một vụ án cụ thể:
 
Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 12/02/2009, khi đi xe máy đến khu vực ngõ 224, đường H, thành phố N; Tạ Ngọc D quan sát thấy trên cột điện có cáp treo thông tin TLT của đơn vị quân đội Q treo cùng với các loại dây khác trên cột điện, D đã nảy sinh ý định cắt trộm dây cáp. D lấy kìm, cưa sắt, dây an toàn cắt được một đoạn cáp dài 33,3 mét. Khi đang cuộn cáp thì Tạ Ngọc D bị Công an bắt và lập biên bản phạm tội quả tang.
 
Trong quá trình giải quyết vụ án, D đã bồi thường giá trị đoạn cáp 33,3 mét là 15 triệu cho đơn vị Q và đơn vị này không nhận lại đoạn cáp bị cắt nữa. Quá trình điều tra bị can khai rằng, xe máy bị can đã mua của B nhưng chưa sang tên đổi chủ. Qua xác minh chiếc xe môtô nói trên do B đứng tên chủ sở hữu, nhưng B khiếu nại rằng bị Tạ Ngọc D chiếm giữ để xiết nợ và đề nghị được nhận lại xe. 
 
Đến đây, vấn đề xử lý thế nào đối với đoạn cáp 33,3 mét đã bị cắt và chiếc xe máy mà D sử dụng khi thực hiện hành vi trộm cắp được đặt ra.
 
Quan điểm thứ nhất: cần áp dụng khoản 1 Điều 42 BLHS; điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS; tuyên trả lại cho đơn vị Q đoạn cáp thông tin 33,3 mét. Bởi vì đây là tài sản của Nhà nước (đơn vị Q có quyền quản lý) nên mặc dù đơn vị Q đã nhận được giá trị bằng tiền tương ứng với đoạn cáp mà bị cáo đã cắt và không có yêu cầu nhận lại số cáp đó thì cũng không làm phát sinh thay đổi nguyên tắc tài sản phải được trả lại cho Đại diện đơn vị quản lý.
 
Quan điểm thứ hai: cần áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 BLHS, điểm c khoản 2 Điều 76 BLTTHS; tuyên tịch thu xung quỹ nhà nước đối với đoạn cáp thông tin đó. Bởi lẽ, đây là vật chứng của vụ án thì mặc dù bị cáo đã bồi thường xong và đơn vị không có yêu cầu nhận lại số cáp đó thì cũng không thể trả lại cho bị cáo số cáp thông tin trên. Nếu như vậy sẽ không đúng nguyên tắc vật, tiền do phạm tội mà có thì phải được tịch thu xung quỹ nhà nước. Về mặt bản chất, đoạn cáp thông tin này là tài sản của Nhà nước, nên trong mọi trường hợp theo quy định của Điều 181 BTTDS các bên đương sự không được hòa giải về việc bồi thường có hay không có việc nhận lại tài sản.
 
Quan điểm thứ ba cho rằng cần ghi nhận theo quy định tại mục 2 khoản 1 Điều 42 BLHS. Bởi lẽ, bị cáo đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là đoạn cáp thông tin 33,3 mét (15 triệu đồng) và đại diện đơn vị Q quản lý tài sản đó, không có yêu cầu gì về việc nhận lại hiện vật là đoạn cáp. Vấn đề bồi thường thiệt hại đã xong nên số cáp đó phải trả lại cho bị cáo là phù hợp và để tránh trùng thu. 
 
Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ hai là phù hợp với quy định của pháp luật. Không thể lập luận như quan điểm thứ ba vì như vậy trên phương diện lý luận và nguyên tắc áp dụng pháp luật thì tài sản có được do phạm tội mà có. Cho nên không thể cứ bồi thường xong, phía bị thiệt hại đã nhận bồi thường không yêu cầu nhận lại thì trả cho phía gây thiệt hại, Nếu như vậy việc áp dụng pháp luật sẽ không có hiệu quả trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm và thực hiện áp dụng pháp luật sai về mặt nguyên tắc vật, tài sản do phạm tội mà có phải bị tịch thu xung quỹ nhà nước.
 
Đối với việc xử lý chiếc xe mô tô mà Tạ Ngọc D điều khiển để đi cắt cáp thì các quan điểm giải quyết đều thống nhất phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 76 BLTTHS là: “Trong trường hợp có sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”. Trong trường hợp này, nếu có căn cứ để khẳng định theo lời khai của D thì chiếc xe môtô phải bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Nếu có đủ căn cứ xác định theo lời khai của B thì phải trả lại cho B. Cũng cần hiểu cho đúng rằng khoản 4 Điều 76 BLTTHS chỉ nói chung là “tranh chấp quyền sở hữu”. Trong thực tế, tranh chấp đó có thể xảy ra trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thậm chí cả trong giai đoạn thi hành án. Nhưng việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trong từng giai đoạn ra sao, được tiến hành theo trình tự thủ tục nào thì luật không quy định rõ và hiện nay cũng chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Do vậy, vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Có quan điểm cho rằng, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án hình sự tiến hành điều tra, xác minh để xác định chủ sở hữu của vật chứng sau đó xử lý theo quy định của pháp luật (trả lại chủ sở hữu hoặc tịch thu sung quỹ nhà nước). Quan điểm khác lại cho rằng, đương sự phải khởi kiện thành một vụ án dân sự riêng; để có thể áp dụng thống nhất trường hợp trên, đề nghị cấp có thẩm quyền có hướng dẫn thêm.
 
Trên đây là các quan điểm trong quá trình giải quyết xử lý đối với vật chứng là vật, công cụ, phương tiện phạm tội và vật, tài sản do phạm tội mà có, rất mong nhận được sự quan tâm trao đổi của đồng nghiệp và bạn đọc.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Lối đi chung và lối đi qua có điểm gì khác nhau?
29/07/2024
1. Khái niệm về lối đi chung và lối đi qua a) Khái niệm về lối đi chung Hiện nay, pháp luật không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung, nhưng lối đi chung có thể được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Khái niệm này đã tự hình thành từ ba cách hiểu phổ biến sau: